Nêu cây nên được dựng trước khoảng 2 tuần trước ngày Tết, và hạ cây nêu trước khoảng 2 tuần sau ngày Tết.
1. Thời điểm dựng cây nêu
Theo tín ngưỡng dân gian cây nêu đại biểu cho nét đẹp văn hóa tâm linh của các gia đình Việt Nam. Cây nêu mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, quỷ dữ bảo vệ người dân đem đến sự bình yên.
Thông thường, vào ngày 23 tháng Chạp theo lịch Âm mọi người sẽ bắt tay vào dựng câu nêu. Đây cũng chính là ngày ông Công ông Táo về bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc các thành viên trong gia đình đã làm trong năm qua. Người ta gọi ngày dựng cây nêu là ngày lên nêu.
Theo người xưa từ 23 tháng Chạp đến đêm giao thừa, ma quỷ sẽ nhân dịp các vị Táo quân vắng mặt để quấy nhiễu, hù dọa người dân. Do đó, dựng cây nêu lên sẽ có tác dụng xua đuổi tà ma.
2. Thời điểm nào thì hạ cây nêu?
Người Việt Nam xưa thường sẽ dựng cây nêu trong khoảng 15 ngày. Chính vì vậy, các gia đình thường sẽ hạ cây nêu vào ngày mùng 7 Tết hay còn gọi là ngày mùng 7 tháng Giêng. Lúc này họ sẽ làm lễ để hạ cây nêu xuống. Ngày hạ cây nêu được dân gian gọi là ngày khai hạ.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi thời điểm nào thích hợp nhất để dựng và hạ cây nêu ngày Tết mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.
[Video] Youtube Chỉ số đường huyết bình thường và bảng đo đường huyết trước/ sau ăn
#vinmec #chisoduonghuyet #tieuduong #daithaoduong #tiểu_đường
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) hay còn được gọi là nồng độ glucose có trong máu, đo bằng đơn vị mmol/l (hoặc mg/dl), là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết khi cơ thể hấp thụ những thức ăn như cơm, bánh ngọt, bánh mì,…
Dựa vào kết quả bảng đo đường huyết, chúng ta có thể xác định được bản thân đang ở mức bình thường hay tiền đái tháo đường/ đái tháo đường. Nếu phát hiện tình trạng bệnh sớm, người bệnh sẽ không cần điều trị bằng thuốc mà thay vào đó có thể thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, vận động phù hợp.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, việc nắm được thông tin về chỉ số đường huyết bình thường hay bất bình thường sẽ giúp người bệnh tiểu đường chủ động kiểm soát sức khỏe của mình, biết đâu là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn, đâu là mức báo động.
Trong máu của mỗi người luôn có một lượng đường nhất định, tạo năng lượng cho mọi hoạt động. Nếu lượng đường huyết sau ăn 2h thường xuyên ở mức cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường gây biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu.
Bảng đo đường huyết được phân thành 4 loại:
Đường huyết bất kỳ;
Đường huyết lúc đói;
Đường huyết sau ăn 1h và đường huyết sau ăn 2h;
Đường huyết được thể hiện qua chỉ số chẩn đoán bệnh đái tháo đường (HbA1C). Thông thường, khi kiểm tra chỉ số này mọi người sẽ nhận ra sự khác biệt giữa người bình thường với người mắc tiểu đường.
Đối với người bình thường:
Chỉ số đường huyết bình thường lúc đói (được đo lần đầu vào buổi sáng, lúc chưa ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào): nhỏ hơn 100 mg/dl;
Chỉ số đường huyết sau ăn 2h: nhỏ hơn 140mg/dl;
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: Chỉ số đường huyết sẽ có sự khác biệt, sẽ cao hoặc thấp hơn khi so với những người bình thường;
Chỉ số đường huyết lúc đói (được đo lần đầu vào buổi sáng, lúc chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào): lớn hơn hoặc bằng 126mg/dl;
Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ: lớn hơn hoặc bằng 140 mg/dl.
Riêng đối với người bị hạ đường huyết, chỉ số đường huyết nhỏ hơn 70 mg/dL. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.
Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng đo đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao, có thể chấp nhận được hay không để có thể lên kế hoạch cho việc ăn uống, tập luyện phù hợp.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup